Kinh tế - xã hội Vĩnh_Phúc

Kinh tế

Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng.

Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp 49,7%; dịch vụ 26,2%; nông nghiệp 24,1%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%.

Năm 2006, Vĩnh Phúc đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn.

Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 15,6%. Thu ngân sách 16.484 tỷ; thu nội địa là 11.638 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 2200 USD, tăng 15 lần so với năm 1997. Thu hút được 681 dự án, trong đó có 127 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.420,9 triệu USD và 554 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 32.829,8 tỷ.

Đến năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới,trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%. Vĩnh Phúc thu hút được thêm 33 dự án, trong đó: 25 dự án DDI, với số vốn đầu tư đăng ký là 1.200 tỷ đồng giảm 37,5% về số dự án, giảm 29,5% về vốn đầu tư; 8 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 180 triệu USD, tăng 33,3% về số dự án và tăng 88,2% số vốn so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp - xây dưng 53,4%,Dich vụ 33,1%,nông, lâm, thủy sản 13,5%. GDP bình quân đầu người theo năm 51,16 triệu đồng/người (khoảng 2520 USD),tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% theo chuẩn mới (năm 2013). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 49.306,6 tỷ đồng, đứng thứ 7 của cả nước, đứng thứ 3 ở miền bắc sau Hà Nội, Hải Phòng về giá trị sản xuất công nghiệp.

Năm 2013, tuy kinh tế khủng hoảng chạm đáy nhưng kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt được những kết quả khá ấn tượng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau Hà Nội (10.2%) và Bắc Ninh (8,25%). Kết quả năm 2013 số dự án thu hút (FDI, DDI) tăng cao so với năm 2012 và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể đã thu hút 42 dự án, trong đó gồm 21 dự án FDI, với tổng vồn đăng ký 314,8 triệu USD tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 157% kế hoạch; và 21 dự án DDI với 6.247 tỷ đồng vốn đăng ký, bằng 95% về số dự án và tăng 3,34 lần về vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 416% kế hoạch đề ra. Lũy kế đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 675 dự án còn hiệu lực, gồm 137 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD và 538 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 31.727 tỷ đồng.Lĩnh vực thu ngân sách nhà nước tăng cao so với cùng kỳ đạt 19.275 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2012, thu nội địa đạt 15.700 tỷ đồng tăng 60%, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nước. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm - ngư nghiệp giảm còn 10,09%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 56,8 triệu đồng/người, tương đương 2.569 USD/người, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu người của cả nước.

  • Năm 2014 tăng trưởng kinh tế 6,11% Cơ cấu kinh tế năm 2014 của tỉnh Vĩnh Phúc là: Khu vực I: 9,76%; khu vực II: 62,54%; khu vực III: 27,7% (năm 2013 tương ứng là: 10,09%; 63,55% và 26,36%). Năm 2014 (tính từ 21/12/2013 đến 20/12/2014) cấp mới 45 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 354,65 triệu USD và 12 dự án điều chỉnh, tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 74,8 triệu USD. Tổng cả cấp mới và điều chỉnh năm 2014 là 429,45 triệu USD. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 183 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 3.091,3 triệu USD, dự kiến sử dụng lao động 51.700 người. Năm 2014 (tính từ 21/12/2013 đến 20/12/2014) cấp mới 39 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.789,67 tỷ đồng và 07 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 1.577,6 tỷ đồng. Tổng số cấp mới và điều chỉnh là: 4.297,3 tỷ đồng. Lũy kế đến nay (20/12/2014): Toàn tỉnh có 575 dự án DDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 39.574 tỷ VND. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 dự kiến đạt 1.413 triệu USD, tăng 36,18% so năm trước. Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.293 triệu USD, tăng 39,70 %; kinh tế trong nước 119,8 triệu USD, tăng 7,07%. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014 đạt 1.955,3 triệu USD, tăng 8,95% so với năm trư­ớc. Trong đó, kinh tế trong nước đạt 114,5 triệu USD, giảm 35,44%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.840,8 triệu USD, tăng13,82% so năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng  chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị hàng nhập khẩu. Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2014 xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, vượt dự toán đề ra, tăng 6,42% so với năm 2013. Chi ngân sách địa phương đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi của tỉnh, dự kiến cả năm đạt 17.212,2 tỷ đồng vượt dự toán và tăng 14% so với năm 2013.

Công nghiệp

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

  • KCN Kim Hoa
  • KCN Bình xuyên 1
  • KCN Bình Xuyên 2
  • KCN Bá Thiện 1
  • KCN Bá Thiện 2
  • KCN Sơn Lôi
  • KCN Khai Quang
  • KCN Chấn Hưng
  • KCN phúc yên (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN nam Bình Xuyên (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Hội Hợp (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Vĩnh Tường (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Vĩnh Thịnh (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Tam Dương 1
  • KCN Tam Dương 2 (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Lập Thạch 1
  • KCN Lập Thạch 2(dự kiến xd trước 2015)
  • Các KCN Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa (dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2015-2020)
  • KCN Sông Lô 1 (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Sông Lô 2 (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • Cụm công nghiệp Hương Canh
  • Cụm công nghiệp Thanh Lãng
  • Cụm công nghiệp Lý Nhân
  • Cụm công nghiệp Vĩnh Sơn
  • Cụm công nghiệp Tân Tiến
  • Cụm công nghiệp Đồng Văn
  • Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc
  • Cụm công nghiệp Yên Đồng
  • Cụm công nghiệp Tề Lỗ

Và nhiều các cụm công nghiệp khác.

Hiện nay trên địa bàn đã có chủ đầu tư các khu công nghiệp:

  • KCN Kim Hoa
  • KCN Khai Quang
  • KCN Bình Xuyên
  • KCN Bình Xuyên II
  • KCN Bá Thiện
  • KCN Bá Thiện II
  • KCN Tam Dương II (Khu A, B)
  • KCN Chấn Hưng.

Thương mại

Cùng với hệ thống chợ truyền thống thì hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Vĩnh Phúc khá sôi động và đầy đủ các thương hiệu lớn, phục vụ nhu cầu mua sắm và góp phần nâng cao phong cách tiêu dùng mua sắm người dân trong tỉnh, bao gồm:

  • Chợ - Trung tâm thương mại Vĩnh Yên
  • Chợ - Trung tâm thương mại Yên Lạc
  • Chợ - Trung tâm thương mại Vĩnh Tường
  • Chợ - Trung tâm thương mại Tam Dương
  • Chợ - Trung tâm thương mại Hương Canh - Bình Xuyên
  • Siêu thị Big C
  • Siêu thị Co.op Mart
  • Siêu thị An Phú
  • Siêu thị Media Mart
  • Siêu thị điện máy HC
  • Trung tâm điện máy Chất Mai
  • Siêu thị sách Nguyễn Văn Cừ
  • Trung tâm thương mại Soiva Plaza
  • Siêu thị điện máy Pico
  • Siêu thị điện máy Trần Anh
  • Siêu thị điện máy Hương Anh

Y tế

Một số mốc thời gian của ngành y tế Vĩnh Phúc:

  • Năm 1997 Vĩnh Phúc có 4,6 bác sĩ/10 nghìn dân; 8,1% trạm y tế có Bác sĩ.
  • Đến năm 2012. Vĩnh phúc đã đạt tỷ lệ 7,5 bác sĩ/10nghìn dân; 87,6% trạm y tế có Bác sĩ,bình quân đạt 24 giường bệnh/10nghìn dân
  • Sau 15 năm tái lập tỉnh:sự nghiệp chăm sóc,bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tỉnh có nhiều tiến bộ vượt bực,các chương trình y tế quốc gia triển khai có hiểu quả. Đến nay, Vĩnh phúc đã có 132/137 xã,phường,thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và 100% trạm y tế được đầu tư kiên cố.   
  • Hiện nay trên toàn tỉnh có 17 bệnh viện với quy mô 3.090 giường bệnh; 37 phòng khám đa khoa khu vực và 139 trạm y tế xã/phường. Một doanh nghiệp của Singapore đang đầu tư Bệnh viện chăm sóc sức khỏe khá lớn và hiện đại. Tỉnh đang đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện sản nhi tỉnh tầm cỡ khu vực...

Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW,6 bệnh viện trực thuộc tỉnh,9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám,trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện,phòng khám,trung tâm y tế):

Danh sách các bệnh viện tuyến TƯ, tỉnh.

  • Bệnh viện 74 Trung ương (trực thuộc TW).
  • Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Bệnh viện Đa Khoa KV Phúc Yên.
  • Bệnh viện quân y 109.
  • Bệnh viện giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc (BV ngành)
  • Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (BV tư nhân).
  • Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện Phục hồi chức năng Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện tâm thần Vĩnh Phúc.

Giáo dục

Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là một trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước, 3 năm liền (2012, 2013 và 2014) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi đại học. Năm 2013, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Năm 2014 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thi học sinh giỏi 2014 với 67 giải, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 toàn quốc về điểm trung bình 3 môn thi đại học

.Là một trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.Từ một tỉnh mới với mô hình giáo dục nhỏ nay Vĩnh Phúc đã có một số trường Đại học và Cao đẳng quy mô như trường ĐHSP Hà Nội II, trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, trường CĐSP Vĩnh Phúc, CĐ Việt Đức và sắp tới đây sẽ có một số trường ĐH được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm và là tỉnh đi đầu cả nước về phát triển đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng người lao động, tăng sức cạnh tranh thị trường lao động. Bằng chứng là hàng loạt các trường TC, CĐ nghề ra đời.

Đại học - Học viện - Cao đẳng - THCN

  • Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (cơ sở Vĩnh Yên)
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (cơ sở Phúc Yên).
  • Trường Đại học Trưng Vương
  • Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp
  • Học viện kỹ thuật quân sự (cơ sở Vĩnh Yên)
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên
  • Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (tiền thân là CĐSP Vĩnh Phúc)
  • Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
  • Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp
  • Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1
  • Trường Trung cấp Công nghệ Vĩnh Phúc
  • Trường Trung cấp Kinh doanh và Quản lý Tâm Tín
  • Trường Trung cấp Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc
  • Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc.

Thể dục, thể thao

  • Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc nằm bên quốc lộ số 2, ngay ngã ba đường vào tp.Vĩnh Yên là nơi tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa-xã hội của tỉnh. Đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện thể thao mang tầm quốc gia,quốc tế như: diễn ra môn đá cầu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003,VTV Cup, Salonpas cup, giải bóng chuyền Nữ thế giới, gần đây nhất là giải Eximbank cúp và giải bóng chuyền Nam Asian cup.
  • Sân Golf Tam Đảo Golf Resort là sân golf 27 hố, là một trong sân golf quốc tế xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Đây là nơi tổ chức các giải đấu trong nước,quốc tế như: Giải vô địch Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo - Vòng loại MercedesTrophy(2011),Giải vô địch thường niên Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo,Giải Tập đoàn VC Group,Giải thường niên Câu lạc bộ Hà Nội,Giải golf vô địch JBAV Kogyo Bukai lần 3 Golf Competition(2011),Giải golf mùa Xuân Câu lạc bộ golf Nữ Hà Nôi(2011),Giải golf Johnnie Walker Blue Label Trophy,...
  • Ngoài ra,Vĩnh phúc còn có Sân Golf Đầm Vạc Golf Club và các trung tâm thể dục thể thao khác tại các huyện, Thành phố để phục vụ cho hoạt động thể dục,thể thao của người dân trong tỉnh.

Liên quan